Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

Biến chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ

Viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới phổ biến nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các biến chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ sẽ phát triển và gây nguy hiểm tới tính mạng, thậm chí tử vong nhanh chóng.

Viêm tiểu phế quản xảy ra hàng năm theo mùa và do virus gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ trai nhiều hơn so với trẻ gái.

Ngoài các triệu chứng điển hình là chảy nước mũi, ho khan, sau đó ho ngày càng nhiều có kèm đờm hoặc không, khò khè, thở nhanh, sốt nhẹ hoặc vừa, các bậc cha mẹ cần lưu ý theo dõi diễn tiến của bệnh để có các biện pháp xử lý kịp thời nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới phổ biến nhất ở trẻ.

Viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới phổ biến nhất ở trẻ.

Các biến chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ

Biến chứng thường gặp:

-  Ngừng thở: thường gặp trong giai đoạn cấp và xảy ra nhiều nhất đối với trẻ sinh non, trẻ dưới 2 tháng tuổi hay trẻ dưới 44 tuần tuổi. Ngừng thở là triệu chứng điển hình báo hiệu biến chứng của viêm tiểu phế quản, tuy nhiên triệu chứng này có thể nhẹ và không nhận biết được.

-  Xẹp phổi: Là biến chứng thường gặp trong trường hợp viêm tiểu phế quản nặng. Xẹp phổi thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi.

-  Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất là các biến chứng không thường gặp (khoảng 0-6% bệnh nhân nhi phải thở máy khi gặp biến chứng này).

Các biến chứng của viêm tiểu phế quản ở trẻ rất nguy hiểm nên cần phát hiện và điều trị sớm bệnh

Các biến chứng của viêm tiểu phế quản ở trẻ rất nguy hiểm nên cần phát hiện và điều trị sớm bệnh

-  Tình trạng mất nước thường gặp ở giai đoạn đầu. Trong giai đoạn sau, có thể xảy ra các rối loạn tuần hoàn.

-  Bội nhiễm do vi khuẩn là biến chứng không thường gặp (khoảng 0-7%). Vi khuẩn gây ra bội nhiễm này thường là H.influenzae, M.catarrhalis, S.pneumoniae.

-  Các rối loạn nhịp tim có thể gặp trong viêm tiểu phế quản: Nhịp nhanh, block nhĩ thất. Hiếm khi có rối loạn chức năng tim.

-  Co giật: Có thể là hậu quả của tình trạng thiếu oxy hoặc có thể do bệnh lý não do nhiễm virus hợp bào (RSV).

- Tử vong: Hầu hết tử vong thường xảy ra ở trẻ dưới 12 tháng tuổi (chiếm 79% trường hợp tử vong) và nhất là trong vài tháng đầu sau sinh. Trẻ có các bệnh lý mạn tính, đặc biệt là các bệnh lý có ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, thường mắc viêm tiểu phế quản nặng dẫn đến tử vong.

Biến chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ rất nguy hiểm và có thể gây hậu quả nặng nề. Chính vì thế điều cần thiết là các bậc cha mẹ nên điều trị viêm tiểu phế quản cho trẻ ngay khi có dấu hiệu bệnh để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế,. bệnh viện để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn cụ thể

Cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế,. bệnh viện để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn cụ thể

Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ðối với các trường hợp viêm tiểu phế quản nhẹ, không có biến chứng, trẻ không có yếu tố nguy cơ thì có thể được chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Cha mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý cho trẻ uống thuốc vì nếu dùng không đúng có thể làm trẻ bệnh nặng hơn hay có thể có tác dụng có hại, nhất là ở trẻ nhỏ.

Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu trẻ có một trong những dấu hiệu sau: Tím tái, bú kém, bỏ bú, không uống được, trẻ ngủ li bì, khó đánh thức, thở khó khăn (thở nhanh, thở co kéo lồng ngực),…


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét