Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Thực hiện xóa bay những dấu vết do sẹo để lại trên da mặt

Cách phòng bệnh hen phế quản bằng thực phẩm

Bạn có biết, những gì bạn ăn có thể ảnh hưởng đến bệnh hen phế quản không? Vì thế, áp dụng cách phòng bệnh hen phế quản bằng thực phẩm trong ăn uống hàng ngày sẽ giúp bạn loại bỏ nguy cơ mắc bệnh.

Táo

cach-phong-hen-phe-quan-bang-thuc-pham

Nhiều nghiên cứu cho rằng, hợp chất flavonoid trong táo có tác dụng phòng bệnh hen phế quản.

Dưa vàng

cach-phong-hen-phe-quan-bang-thuc-pham1

Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp phổi tránh khỏi những tổn thương.. Những người có hàm lượng vitamin C cao nhất ít có khả năng bị hen phế quản so hơn với những người có lượng vitamin C thấp hơn. Vitamin C có thể tìm thấy trong hầu hết các loại trái cây và rau quả như dưa vàng, cam, bưởi, trái kiwi, súp lơ xanh và và chua.

Cà rốt

cach-phong-hen-phe-quan-bang-thuc-pham2

Cà rốt có chứa beta carotene và các chất chống oxy hóa khác. Khi beta carotene được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, có thể làm giảm nguy cơ bị mắc bệnh hen phế quản. Beta carotene không chỉ có trong cà rốt mà còn trong những trái cây có màu sắc sặc sỡ khác như mơ, ớt xanh và khoai lang.

Cà phê

cach-phong-hen-phe-quan-bang-thuc-pham3

Cà phê có những ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, nhưng lại có công dụng phòng ngừa bệnh hen phế quản. Nguyên nhân là do cà phê có thể làm giãn phế quản, giúp cải thiện luồng khí lưu thông trong phổi.

Hạt lanh

cach-phong-hen-phe-quan-bang-thuc-pham4

Hạt lanh rất giàu axit béo omega -3 cũng như magie. Một số nghiên cứu cho thấy omega-3 có nhiều trong cá hồi và các loại cá béo khác có tác dụng ngăn ngừa hen phế quản. Magie là một thành phần hữu ích giúp giãn các cơ xung quanh phế quản, đường hô hấp và duy trì một đường hô hấp thoáng.

Tỏi

cach-phong-hen-phe-quan-bang-thuc-pham5

Tỏi còn chứa allicin – một chất chống oxy hóa cực mạnh. Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy allicin phân hủy trong cơ thể tạo ra một axit phá hủy các gốc tự do. Allicin có thể giúp phòng ngừa và điều trị bệnh hen phế quản..


Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

Cách phòng giãn phế quản

Để phòng giãn phế quản cần dựa vào các nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên không phải ai cũng có những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây giãn phế quản. 

Thông thường, khi bị giãn phế quản, người bệnh thường có biểu hiện như: sổ mũi, hắt hơi, rát họng, ho khan. Ở giai đoạn đầu thường hơi sốt hoặc có thể sốt cao trên 39 độ C. Người bệnh ho khan, ho từng cơn, nhức đầu, mệt mỏi cơ thể. Người bệnh có cảm giác khó thở nhẹ, đau rát bỏng sau xương ức giảm dần rồi mất hẳn. Đờm đôi khi có mùi hôi. Ở giai đoạn này đờm mủ xuất tiết nhiều, ho ra máu.

Giãn phế quản là bệnh lý về đường hô hấp gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe

Giãn phế quản là bệnh lý về đường hô hấp gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe

Ngoài ra bệnh nhân thường bị viêm phổi tái đi tái lại, có thể sụt cân, thiếu máu.

Bệnh giãn phế quản có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe vì thế ngay từ bây giờ hãy tự trang bị cho mình những kiến thức thực tế nhằm phòng tránh nguy cơ mắc bệnh giãn phế quản.

Cách phòng giãn phế quản

Để phòng giãn phế quản cần dựa vào các nguyên nhân gây bệnh:

Nếu bị giãn phế quản do nguyên nhân lây nhiễm thì cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ hệ hô hấp.

Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn phế quản cần được điều trị triệt để.

Cần phát hiện sớm và điều trị tốt các bệnh cúm, sởi, ho gà khi còn nhỏ; Điều trị tốt các bệnh đường hô hấp trên như: viêm xoang, viêm họng, viêm amidan; Điều trị tốt lao phổi như lao sơ nhiễm, lao thâm nhiễm, lao phế quản.

Tiêm vắc xin là cách giúp bảo vệ cơ thể trẻ khỏi những bệnh lý về hô hấp, trong đó có viêm phế quản

Tiêm vắc xin là cách giúp bảo vệ cơ thể trẻ khỏi những bệnh lý về hô hấp, trong đó có viêm phế quản

Cha mẹ cần cho bé tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch cũng là một biện pháp phòng bệnh hữu hiệu.

Khi ho dai dẳng và có các dấu hiệu nghi ngờ cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Không được tự ý mua thuốc về chữa bệnh tại nhà vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Bệnh giãn phế quản có thể khắc phục và không để lại di chứng nếu được chẩn đoán, điều trị và chăm sóc một cách đúng mức. Vì vậy, ngoài việc tuân thủ điều trị của bác sĩ thì người bệnh cần được nghỉ ngơi, yên tĩnh và chăm sóc đúng cách.

Khi ngủ nằm nghỉ ở tư thế nằm ngửa, đầu cao, đảm bảo thông thương đường hô hấp. Luôn giữ ấm cơ thể bệnh nhân, tránh gió lùa.

Người bệnh cần đi khám ngay khi có những dấu hiệu giãn phế quản để kịp thời điều trị (ảnh minh họa)

Người bệnh cần đi khám ngay khi có những dấu hiệu giãn phế quản để kịp thời điều trị (ảnh minh họa)

Hằng ngày vệ sinh răng miệng và tắm rửa để tránh các ổ nhiễm khuẩn, phát hiện sớm các ổ nhiễm trùng để có hướng điều trị cho bệnh nhân, áo quần, vải trải giường và các vật dụng khác phải luôn được sạch sẽ.

Nếu bệnh nhân ho nhiều phải hướng dẫn cho bệnh nhân nằm đầu cao, nghiêng về một bên, cho bệnh nhân uống nhiều nước ấm, làm ấm và ẩm không khí để bệnh nhân dễ thở.


Biến chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ

Viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới phổ biến nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các biến chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ sẽ phát triển và gây nguy hiểm tới tính mạng, thậm chí tử vong nhanh chóng.

Viêm tiểu phế quản xảy ra hàng năm theo mùa và do virus gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ trai nhiều hơn so với trẻ gái.

Ngoài các triệu chứng điển hình là chảy nước mũi, ho khan, sau đó ho ngày càng nhiều có kèm đờm hoặc không, khò khè, thở nhanh, sốt nhẹ hoặc vừa, các bậc cha mẹ cần lưu ý theo dõi diễn tiến của bệnh để có các biện pháp xử lý kịp thời nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới phổ biến nhất ở trẻ.

Viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới phổ biến nhất ở trẻ.

Các biến chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ

Biến chứng thường gặp:

-  Ngừng thở: thường gặp trong giai đoạn cấp và xảy ra nhiều nhất đối với trẻ sinh non, trẻ dưới 2 tháng tuổi hay trẻ dưới 44 tuần tuổi. Ngừng thở là triệu chứng điển hình báo hiệu biến chứng của viêm tiểu phế quản, tuy nhiên triệu chứng này có thể nhẹ và không nhận biết được.

-  Xẹp phổi: Là biến chứng thường gặp trong trường hợp viêm tiểu phế quản nặng. Xẹp phổi thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi.

-  Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất là các biến chứng không thường gặp (khoảng 0-6% bệnh nhân nhi phải thở máy khi gặp biến chứng này).

Các biến chứng của viêm tiểu phế quản ở trẻ rất nguy hiểm nên cần phát hiện và điều trị sớm bệnh

Các biến chứng của viêm tiểu phế quản ở trẻ rất nguy hiểm nên cần phát hiện và điều trị sớm bệnh

-  Tình trạng mất nước thường gặp ở giai đoạn đầu. Trong giai đoạn sau, có thể xảy ra các rối loạn tuần hoàn.

-  Bội nhiễm do vi khuẩn là biến chứng không thường gặp (khoảng 0-7%). Vi khuẩn gây ra bội nhiễm này thường là H.influenzae, M.catarrhalis, S.pneumoniae.

-  Các rối loạn nhịp tim có thể gặp trong viêm tiểu phế quản: Nhịp nhanh, block nhĩ thất. Hiếm khi có rối loạn chức năng tim.

-  Co giật: Có thể là hậu quả của tình trạng thiếu oxy hoặc có thể do bệnh lý não do nhiễm virus hợp bào (RSV).

- Tử vong: Hầu hết tử vong thường xảy ra ở trẻ dưới 12 tháng tuổi (chiếm 79% trường hợp tử vong) và nhất là trong vài tháng đầu sau sinh. Trẻ có các bệnh lý mạn tính, đặc biệt là các bệnh lý có ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, thường mắc viêm tiểu phế quản nặng dẫn đến tử vong.

Biến chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ rất nguy hiểm và có thể gây hậu quả nặng nề. Chính vì thế điều cần thiết là các bậc cha mẹ nên điều trị viêm tiểu phế quản cho trẻ ngay khi có dấu hiệu bệnh để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế,. bệnh viện để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn cụ thể

Cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế,. bệnh viện để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn cụ thể

Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ðối với các trường hợp viêm tiểu phế quản nhẹ, không có biến chứng, trẻ không có yếu tố nguy cơ thì có thể được chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Cha mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý cho trẻ uống thuốc vì nếu dùng không đúng có thể làm trẻ bệnh nặng hơn hay có thể có tác dụng có hại, nhất là ở trẻ nhỏ.

Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu trẻ có một trong những dấu hiệu sau: Tím tái, bú kém, bỏ bú, không uống được, trẻ ngủ li bì, khó đánh thức, thở khó khăn (thở nhanh, thở co kéo lồng ngực),…


Người đau dạ dày cần kiêng ăn gì?

Người đau dạ dày cần kiêng ăn gì là vấn đề được rất nhiều người quan tâm đặc biệt là người bệnh đau dạ dày. Dưới đây là những thực phẩm người bị đau dạ dày không nên ăn.

Người đau dạ dày cần kiêng ăn gì?

Người bệnh đau dạ dày cần có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học để kiểm soát bệnh và phòng ngừa bệnh tiến triển xấu cũng như tái phát sau khi chữa trị. Ngoài những thực phẩm được khuyến khích, người đau dạ dày cần tránh những thực phẩm dễ gây kích ứng và hại cho dạ dày. Vậy, người đau dạ dày cần kiêng ăn gì?

- Chất kích thích và tạo nhiệt như: Rượu, cà phê, ca cao, nước trà đậm, tiêu, ớt, gừng khô, cà ri, các loại thực phẩm nướng; món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ; các loại thịt quay, thịt tái, thịt hun khói, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng, thịt hộp, các loại cá khô, mắm mặn... không hề tốt cho người bệnh đau dạ dày.

nguoi-dau-da-day-can-kieng-an-gi

Người đau dạ dày cần kiêng ăn những đồ ăn tạo nhiệt, chất kích thích...

- Thực phẩm quá mát hoặc lạnh, nóng sôi như cua, ốc, hến, hàu, nghêu, sò... cũng nên tránh. Nếu phải ăn cần thêm vài lát gừng tươi để điều hòa. Bên cạnh đó, người bệnh đau dạ dày cũng cần tránh thực phẩm ướp quá lạnh hoặc thức ăn đang nóng sôi, nếu muốn dùng phải để trở về nhiệt độ 25°C - 30°C.

- Thực phẩm làm tăng tiết dịch vị như chanh, cam, quýt, mơ, ổi, xoài xanh, khế chua, me, chùm ruột, sơ ri, dưa muối các loại, cà chua, giấm ăn, mù tạt... người bệnh đau dạ dày không nên ăn.

-Người đau dạ dày nên kiêng các loại nước trái cây có acid, nước có gas. Nếu sau khi ăn hải sản mà lại ăn các loại trái cây có nhiều vitamin C, acid tactric (như: cam, quýt, bưởi, nho...) thì không những làm mất đi chất dinh dưỡng mà còn sinh ra chất độc hại, gây khó tiêu hóa, kích thích đường ruột gây đau bụng, nôn ọe.

nguoi-dau-da-day-can-kieng-an-gi2

Người đau dạ dày nên kiêng các loại nước trái cây có acid, nước có gas.

- Các loại nấm nói chung, kể cả nấm làm thuốc đều không tốt cho bệnh nhân dạ dày. Vì ở trong nấm có chất phalin rất độc chưa bị hủy, có thể làm tổn thương dạ dày.

- Người bệnh dạ dày không nên ăn trứng chưa chín hoặc quá chín vì trong lòng trắng trứng sống có chất antitrypsin chống lại sự tiêu hóa protein, có thể gây đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến sự tiêu hóa các chất protein có trong thịt, cá, sữa. Nếu nấu trứng chín quá kỹ thì ăn cũng khó tiêu, vậy nên chiên (rán) hoặc luộc vừa chín tới là tốt nhất.

- Thực phẩm khó tiêu, nhiều chất xơ như củ cải già, rau cần, rau hẹ, các loại rau đậu già, đậu khô, khoai môn... không có lợi cho người bệnh dạ dày. Nếu dùng chỉ nên lấy nước bỏ cái hoặc cắt nhỏ, vụn, xay nhuyễn để nấu chín nhừ.

- Một số loại củ, rễ như măng, khoai mì cũng nên hạn chế vì chúng có một hàm lượng acid cyanhydric là chất độc hại cho dạ dày.

nguoi-dau-da-day-can-kieng-an-gi3

Người bệnh dạ dày cần hạn chế uống rượu bia

Bên cạnh đó, người bệnh đau dạ dày cần tránh căng thẳng - stress, tránh tình trạng no - đói không đều, không nên ăn quá nhanh, không nên ăn quá no vào buổi tối, không nên uống cà phê, trà đặc, rượu bia, hút thuốc lá... và không nên lạm dụng thuốc tây.

Người bệnh đau dạ dày cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, tránh những thực phẩm gây kích ứng mạnh cho dạ dày. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có một thực đơn ăn uống và chế độ sinh hoạt phù hợp.

...

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần giải đáp thêm về người đau dạ dày cần kiêng ăn gì, bạn đọc có thể  liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc  theo số điện thoại 1900 558896 hoặc hotline: 0904 97 0909.


Các loại bệnh lao dễ mắc ở trẻ

Các loại bệnh lao dễ mắc ở trẻ em như lao sơ nhiễm, lao hô hấp sau sơ nhiễm như lao phổi và lao ngoài phổi...Dù mắc bất cứ loại bệnh lao gì cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các loại bệnh lao dễ mắc ở trẻ

Lao sơ nhiễm

Đây là loại lao thường gặp nhiều nhất, có thể ở trẻ từ 0-14 tuổi, nhưng thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi.

Lao sơ nhiễm thông thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng cảm cúm thoáng qua hay nóng sốt mệt mỏi, chán ăn hoặc ít khi có triệu chứng giống như thương hàn, sốt cao, mệt mỏi nhưng không rối loạn tiêu hóa.

Lao sơ nhiễm thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và gây ho, khó thở, mệt mỏi cho trẻ

Lao sơ nhiễm thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và gây ho, khó thở, mệt mỏi cho trẻ

Có một vài trường hợp có biểu hiện ở niêm mạc và ngoài da như: hồng ban nốt nổi 2-3 đợt hay viêm kết giác mạc.

Lao đường hô hấp sau sơ nhiễm

Thường gặp ở trẻ lớn, gần tuổi dậy thì hơn là trẻ nhỏ, bao gồm: Lao màng phổi (hiếm gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, thường xảy ra ở trẻ lớn, 6 tháng sau sơ nhiễm lao) với triệu chứng mệt, sút cân, ho, đau tức ngực. Lao phổi với triệu chứng sốt nhẹ về chiều, mệt, chán ăn, sút cân, tức ngực, ho có đờm hay có máu. Lao phổi: Ít nhiều tùy theo tuổi khi bị sơ nhiễm lao, chỉ 4% khi sơ nhiễm ở trẻ em dưới 5 tuổi và xảy ra khi trẻ em lớn hơn 10 tuổi. Trái lại, 10% ở trẻ em lớn từ 12-14 tuổi bị sơ nhiễm và lao phổi xảy ra từ 1-2 năm.

Các bệnh lý thường gặp về bệnh lao ở trẻ em có thể gây ra những biến chứng, do đó việc phòng ngừa là rất quan trọng

Các bệnh lý thường gặp về bệnh lao ở trẻ em có thể gây ra những biến chứng, do đó việc phòng ngừa là rất quan trọng

Lao ngoài phổi

Thường là biến chứng chậm hơn sau sơ nhiễm lao. Có nhiều dạng lao ngoài phổi như lao cột sống: giai đoạn đầu thường trẻ có biểu hiện đau vùng cột sống rồi từ từ gù lưng; Lao xương, khớp: trẻ bị sưng đau khớp và chảy mủ ở xương khớp rò ra ngoài da; Lao hệ niệu: trẻ có triệu chứng đi tiểu ra máu, thường có kèm theo sưng tinh hoàn nếu là bé trai; Lao hạch: nổi hạch thường từng chùm, dính, nếu để trễ sẽ gây rò mủ làm sẹo xấu; Lao ruột: đi tiêu lỏng hoặc đi tiêu ra đàm, máu kéo dài.

Về điều trị bệnh lao ở trẻ em cũng giống như của người lớn, tuy nhiên, các bậc cha mẹ phải tuân thủ điều trị cho con em mình đúng với hướng dẫn của bác sĩ, điều trị đủ thời gian, đủ liều lượng thuốc, đúng phác đồ.

Bệnh lao là bệnh gây ra do lây nhiễm. Ở trẻ em, phần lớn là bị lây nhiễm từ những người thân trong gia đình. Khi người bị bệnh lao ho, vi khuẩn lao có trong đờm sẽ đi trực tiếp vào đường hô hấp của người đối diện và làm lây bệnh. Ngoài ra, nếu người mắc bệnh khạc nhổ bừa bãi, các vi khuẩn có trong đờm sẽ theo gió phát tán vào không khí làm lây cho người xung quanh.

Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh lao cho trẻ hiệu quả mà các bậc cha mẹ nên áp dụng

Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh lao cho trẻ hiệu quả mà các bậc cha mẹ nên áp dụng

Vì vậy, để đề phòng cho trẻ, sau khi sinh 3 ngày, trẻ phải được tiêm vaccin phòng lao. Ngoài tiêm phòng bệnh lao, trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh khác và có chế độ nuôi dưỡng thích hợp với từng lứa tuổi. Nếu trong nhà có người bị bệnh lao cần phải cách ly trẻ với người bệnh. Người bị bệnh lao nên có ý thức để hạn chế sự lây lan của bệnh: không ho, khạc đờm bừa bãi; tránh tiếp xúc, hôn hít trẻ nhỏ cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.

Khi trẻ có triệu chứng nghi bị lao (ho sốt kéo dài, sút cân hoặc không lên cân, ra mồ hôi trộm...), cần đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị đúng phương pháp.


Dấu hiệu gan có bất thường ở nam giới

Gan đóng vai trò quan trọng cho hoạt động bình thường của cơ thể. Cơ quan này sản xuất các chất tiêu hóa chất béo và carbohydrate đồng thời giúp cơ thể loại bỏ các chất độc. Khi nam giới có vấn đề về gan, một số triệu chứng nhất định sẽ xuất hiện. Căn cứ vào tính chất của các dấu hiệu cũng như kết quả của các xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tư vấn cách điều trị hiệu quả nhất.

Vàng da là tình trạng da và lòng trắng của mắt trở nên vàng và bạc màu.

Vàng da là tình trạng da và lòng trắng của mắt trở nên vàng và bạc màu.

Vàng da

Một trong những triệu chứng đầu tiên cho biết gan có vấn đề là vàng da. Vàng da là tình trạng da và lòng trắng của mắt trở nên vàng và bạc màu. Màu vàng là do nồng độ cao của một phân tử gọi là bilirubin - phân tử này thường được phá vỡ bởi gan. Ngoài vàng da và mắt, bilirubin cũng có thể khiến nước tiểu có màu đen bất thường. Vàng da thường là dấu hiệu đầu tiên và đôi khi là duy nhất của vấn đề về gan.

Bụng sưng

Những bất thường ở gan có thể khiến cho bụng bị sưng, phình to hơn bình thường. Cụ thể là góc phần tư phía trên bên phải của bụng hơi căng. Sự tích tụ của chất lỏng cũng góp phần khiến bụng sưng to hơn. Tình trạng này được gọi là cổ trướng.

Những bất thường ở gan có thể khiến cho bụng bị sưng, phình to hơn bình thường

Những bất thường ở gan có thể khiến cho bụng bị sưng, phình to hơn bình thường

Ảnh hưởng của mất cân bằng nội tiết

Các vấn đề về gan cũng có thể gây ra sự mất cân bằng hormone trong cơ thể. Mặc dù gan vẫn tiếp tục sản xuất insulin, kháng insulin vẫn có thể xảy ra. Đây là tình trạng các tế bào không có khả năng sử dụng insulin đúng cách. Kháng insulin cũng liên quan đến rối loạn chức năng cương dương. Ngoài ra, sự gia tăng trong sản xuất estrogen từ bệnh gan có thể gây nữ hóa nam, bao gồm cả tình trạng vú to.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0904970909 hoặc 1900 558896.


Các triệu chứng xơ gan giai đoạn cuối

Xơ gan là bệnh gan mạn tính được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh dẫn đến mất chức năng gan. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới nguy cơ phát triển xơ gan trong đó chủ yếu là lạm dụng rượu, nhiễm virus viêm gan B và C, nhiễm trùng, các bệnh tự miễn hoặc ảnh hưởng của một loại thuốc nào đó. Khi các triệu chứng của xơ gan giai đoạn cuối xuất hiện, thiệt hại ở gan là rất nghiêm trọng, gan mất chức năng giải độc cho cơ thể, làm sạch máu và tổng hợp một số protein quan trọng trong máu cũng như nhiều chất dinh dưỡng khác.

Cổ trướng hoặc tích tụ dịch ở bụng là một trong những dấu hiệu của xơ gan tiến triển.

Cổ trướng hoặc tích tụ dịch ở bụng là một trong những dấu hiệu của xơ gan tiến triển.

Cổ trướng

Cổ trướng hoặc tích tụ dịch ở bụng là một trong những dấu hiệu của xơ gan tiến triển. Sự tích tụ của chất lỏng có thể gây khó chịu và gây khó thở. Chất lỏng thấm vào trong ổ bụng do tăng áp lực trong các mạch máu ở gan và tĩnh mạch cửa. Ngoài ra gan cũng không thể sản xuất albumin, một loại protein giúp giữ chất lỏng rò rỉ từ các mạch máu. Tình trạng sưng phù ở chân và bàn chân có thể trở nên nghiêm trọng đến mức người bệnh khó khăn khi đi bộ.

Chảy máu

Khi máu không thể lưu thông dễ dàng qua gan do sẹo và tăng huyết áp tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch ở các cơ quan khác như dạ dày và thực quản sưng to, dễ dàng bị vỡ và chảy máu, gây ra tình trạng đe dọa tính mạng khẩn cấp. Nôn ra máu hoặc đi ngoài phân có màu đen là triệu chứng phổ biến của tình trạng vỡ hoặc giãn tĩnh mạch.

Các triệu chứng thần kinh

Khi gan mất khả năng giải độc cho cơ thể, hóa chất độc hại như ammonia tích tụ trong máu và não, gây bệnh não gan.

Khi gan mất khả năng giải độc cho cơ thể, hóa chất độc hại như ammonia tích tụ trong máu và não, gây bệnh não gan.

Khi gan mất khả năng giải độc cho cơ thể, hóa chất độc hại như ammonia tích tụ trong máu và não, gây bệnh não gan. Lẫn lộn, khó tập trung và hay quên là triệu chứng sớm. Nói năng lú lẫn, dễ kích động là những triệu chứng nặng hơn. Cuối cùng bệnh não gan có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.

Nhiễm trùng

Tràn dịch màng bụng do xơ gan làm tăng nguy cơ phát triển một tình trạng đe dọa tính mạng gọi là viêm phúc mạc do vi khuẩn. Khoảng 65% những người có vấn đề về chảy máu cũng sẽ phát triển viêm phúc mạc. Sốt, ớn lạnh và đau bụng là triệu chứng chính. Ngoài ra người bệnh cũng gặp các triệu chứng khác như buồn nôn, ói mửa, đau khớp và lú lẫn.

Suy thận

Viêm phúc mạc và tăng huyết áp tĩnh mạch cửa có thể dẫn đến hội chứng gan thận. Tình trạng nguy hiểm này là kết quả của sự suy giảm lưu lượng máu đến thận, dẫn đến suy thận. Các triệu chứng bao gồm nước tiểu sẫm màu, tiểu ít, buồn nôn, co giật, rối loạn hay mê sảng.

 Hầu hết các trường hợp xơ gan tiến triển đến giai đoạn này đều phải tiến hành ghép gan.

Hầu hết các trường hợp xơ gan tiến triển đến giai đoạn này đều phải tiến hành ghép gan.

Tiên lượng và điều trị

Khi các dấu hiệu và triệu chứng của xơ gan giai đoạn cuối xuất hiện, tỷ lệ sống trong 5 năm của người bệnh suy giảm. Các phương pháp điều trị tức thì được áp dụng để kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng thêm. Hầu hết các trường hợp xơ gan tiến triển đến giai đoạn này đều phải tiến hành ghép gan.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0904970909 hoặc 1900 558896.


Vài bước đơn giản để làm mờ sẹo nhanh chóng nhất mỗi ngày.

Vài bước đơn giản để làm mờ sẹo nhanh chóng nhất mỗi ngày.

Thực phẩm tốt cho trí não thai nhi

Cá, trứng gà, quả bơ, đậu phộng, cam, măng tây, đậu lăng, đậu cô ve đỏ, rau có màu xanh thẫm... là những thực phẩm tốt cho trí nào thai nhi.

thuc-pham-tot-cho-tri-nao-thai-nhi

Đậu lăng chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, giàu magie, phốt pho và chất sơ rất tốt cho sự hình thành và phát triển của não bộ thai nhi.

thuc-pham-tot-cho-tri-nao-thai-nhi2

Măng tây rất giàu folate, vitamin K, vitamin B1 tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Hấp là phương pháp chế biến măng tây giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất.

thuc-pham-tot-cho-tri-nao-thai-nhi3

Mỗi ngày, mẹ bầu cần ăn ít nhất 300gram rau xanh. Các loại rau có màu xanh thẫm chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển trí não của thai nhi.

thuc-pham-tot-cho-tri-nao-thai-nhi4

Đậu cô ve đỏ là một trong những loại thực phẩm cung cấp folate hàng đầu. Tương tự như đậu lăng, lượng folate trong một cốc đậu cô ve đỏ bằng khoảng 80% nhu cầu thiết yếu của cơ thể mỗi ngày.

thuc-pham-tot-cho-tri-nao-thai-nhi5

Mẹ bầu uống một ly nước cam đã đủ 20% nhu cầu mỗi ngày về folate. Đồng thời, thức uống mát này còn đảm bảo cơ thể đủ sắt.

thuc-pham-tot-cho-tri-nao-thai-nhi6

Ngoài folate, hạt hướng dương còn cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin và khoáng chất khác như magie, sắt và canxi.

thuc-pham-tot-cho-tri-nao-thai-nhi7

Mặc dù chỉ mang lại 10% lượng folate mà cơ thể cần mỗi ngày, nhưng một cốc đậu phộng lại rất quan trọng cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Mẹ bâu có thể chọn đậu phộng rang làm món ăn vặt.

thuc-pham-tot-cho-tri-nao-thai-nhi8

Không chỉ mang lại chất béo có lợi cho sức khỏe, bơ còn là nguồn cung cấp folate dồi dào, rất cần thiết vào quá trình phát triển não bộ của em bé.

thuc-pham-tot-cho-tri-nao-thai-nhi9

Trong thời kỳ mang thai, nếu ăn quả việt quất thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu sinh con thông minh bởi nó có tác dụng kích thích sự phát triển bộ não, tăng cường trí nhớ rất hiệu quả. Không những thế, quả việt quất còn giúp mẹ bầu nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa cực tốt nữa đấy.

thuc-pham-tot-cho-tri-nao-thai-nhi10

Ăn 3 bữa cá/ 1 tuần để có thể sinh con thông minh hơn, khỏe mạnh hơn do trong cá có chứa rất nhiều axit béo omega-3 và DHA sẽ giúp thúc đấy sự phát triển trí não, cải thiện trí nhớ cho không chỉ thai nhi và cả mẹ bầu nữa đấy.

thuc-pham-tot-cho-tri-nao-thai-nhi11

Trứng gà là thực phẩm vàng cho trí não thai nhi.

...

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần giải đáp thêm về thực phẩm tốt cho trí não thai nhi, bạn đọc có thể  liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc  theo số điện thoại 1900 558896 hoặc hotline: 0904 97 0909.


Cách khiến con thông minh từ trong bụng mẹ

Ăn nhiều thực phẩm giàu axit omega -3, kiểm soát stress, nghe nhạc, nói chuyện với con, tập thể dục, đọc sách... là những cách khiến con thông minh từ trong bụng mẹ.

Cách khiến con thông minh từ trong bụng mẹ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Trong thời kỳ mang thai, nếu người mẹ được sinh hoạt trong hoàn cảnh tốt, được nghe những điệu nhạc du dương, thưởng thức tác phẩm nghệ thuật, ngắm phong cảnh đẹp hoặc đọc những quyển sách hay thì biểu đồ sóng siêu âm hoạt động của các cơ quan hoặc phản ứng sinh lý của thai nhi diễn ra rất tốt. Chính vì vậy khi mang thai, người mẹ cần chú ý giữ gìn sức khỏe, đảm bảo tinh thần thư thái, không để cơ thể bị căng thẳng.

cach-khien-con-thong-minh-tu-trong-bung-me

Ăn nhiều thực phẩm giàu axit omega -3, kiểm soát stress, nghe nhạc, nói chuyện với con, tập thể dục, đọc sách... là những cách khiến con thông minh từ trong bụng mẹ.

Ăn nhiều thực phẩm giàu axit béo omega -3

Đây là một trong những cách khiến con thông minh từ trong bụng mẹ. Thức ăn giàu axit béo omega-3 giúp tăng cường đáng kể chỉ số IQ cho thai nhi trong bụng mẹ. Những axit này giúp thúc đẩy khả năng của não bộ và hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển trí thông minh của bé. Omega -3 có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, hạt óc chó, các loại hạt họ đậu, trứng gà, thịt nạc... và sữa.

Thai phụ nên có thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh, đủ dưỡng chất. Thực phẩm sạch, đa dạng sẽ đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và con trong thai kỳ.

Tránh xa căng thẳng - stress

Căng thẳng -stress gây nhiều tác động tiêu cực đến thai nhi, cản trở sự phát triển trí thông minh, cảm xúc và IQ ở trẻ. Do đó, người mẹ trong quá trình mang thai cần giữ tinh thần thoải mái, tránh xa các tác nhân gây căng thẳng - stress.

cach-khien-con-thong-minh-tu-trong-bung-me2

Nghe nhạc trong thời kỳ mang thai giúp con thông minh hơn

Nghe nhạc 

Âm nhạc có vai trò đặc biệt quan trọng tác động đến sự phát triển não bộ của trẻ. Nghiên cứu cho thấy em bé nằm trong bụng mẹ có thể nghe được bất cứ âm thanh nào bên ngoài. Do vậy, mẹ bầu nên nghe nhạc thường xuyên. Mẹ nên chọn những bản nhạc không lời, du dương, nhẹ nhàng.

Nói chuyện với bé thường xuyên

Thai nhi trong bụng mẹ có thể nghe thấy bất cứ âm thanh nào từ bên ngoài, trong đó bao gồm cả giọng nói của mẹ. Chính vì vậy người mẹ nên  nói chuyện với con thường xuyên hơn. Sự giao tiếp gần gũi sẽ kích thích đáng kể mối liên kết giữa mẹ và con.

Tập thể dục đều đặn

Với những bài tập dành riêng cho bà bầu (đi bộ, yoga) vừa giúp thai phụ có một thân hình dẻo dai, săn chắc, giảm thiểu sự căng thẳng, ngăn chặn những triệu chứng thường gặp như phù nề, ốm nghén vừa tốt cho sức khỏe của đứa con trong bụng.

cach-khien-con-thong-minh-tu-trong-bung-me3

Với những bài tập dành riêng cho bà bầu (đi bộ, yoga) vừa giúp thai phụ có một thân hình dẻo dai, săn chắc, giảm thiểu sự căng thẳng, ngăn chặn những triệu chứng thường gặp như phù nề, ốm nghén vừa tốt cho sức khỏe của đứa con trong bụng.

Đọc sách thường xuyên

Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng trẻ 8 tháng tuổi đã nhớ được thứ tự của một số từ vựng trong những câu mà người khác nói với chúng. Do vậy được nghe những điều hay lẽ phải từ sách rất có lợi cho khả năng ngôn ngữ của bé sau này.

Vỗ về của mẹ dành cho thai nhi

Những cử chỉ vỗ về của người mẹ dành cho thai nhi trong bụng có tác dụng rất lớn với bé. Dù bàn tay mẹ chưa thể trực tiếp chạm vào thân người con, song các động tác xoa dịu từ bên ngoài giúp em bé cảm thấy thoải mái và ấm áp từ bên trong. Đây cũng là một cách để kích thích sự phát triển não bộ của trẻ.

...

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần giải đáp thêm về cách khiến con thông minh từ trong bụng mẹ, bạn đọc có thể  liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc  theo số điện thoại 1900 558896 hoặc hotline: 0904 97 0909.


Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2016

Biểu hiện của bệnh hen phế quản

Biểu hiện của bệnh hen phế quản thường xuất hiện hoặc tái phát nặng hơn khi thời tiết chuyển mùa, nóng lạnh thất thường. Chính vì thế việc phát hiện sớm bệnh qua các triệu chứng sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả.

Hen phế quản - bệnh thường gặp

Người bệnh hen có thể đột ngột khởi phát cơn hen cấp khi thời tiết thay đổi, ô nhiễm môi trường, sức, tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, da lông súc vật, hóa chất, nấm mốc, bụi bẩn. Một số thực phẩm, thuốc, hóa chất... cũng đều có khả năng khởi phát cơn hen ở người có cơ địa nhạy cảm và nhiều trường hợp biểu hiện rất nặng nề.

Hen phế quản là bệnh thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như thay đổi thời tiết, dị ứng phấn hoa, lông vật nuôi...

Hen phế quản là bệnh thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như thay đổi thời tiết, dị ứng phấn hoa, lông vật nuôi...

Bệnh hen phế quản rất nguy hiểm bởi bệnh có thể gây ra những biến chứng như: suy hô hấp cấp dẫn đến tử vong hoặc gây tràn khí phế nang do ho, ép ngực hoặc do gắng sức để thở.

Ngoài ra nếu suy hô hấp kéo dài có thể dẫn đến thiếu oxy não. Đối với bệnh nhân hen cấp tính nặng hoặc hen ác tính, tình trạng suy hô hấp càng trầm trọng, nguy cơ tử vong càng cao.

Biểu hiện của bệnh hen phế quản

Tùy vào từng giai đoạn bệnh cụ thể mà hen phế quản sẽ có những biểu hiện khác nhau:

Giai đoạn khởi phát: Cơn hen phế quản thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm, nhất là nửa đêm về sáng. Thời gian xuất hiện tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tiếp xúc dị ứng nguyên hô hấp, thức ăn, gắng sức, không khí lạnh, nhiễm virus đường hô hấp trên...

Tùy vào từng giai đoạn bệnh mà có biểu hiện nặng - nhẹ khác nhau như ho, khó thở...

Tùy vào từng giai đoạn bệnh mà có biểu hiện nặng - nhẹ khác nhau như ho, khó thở...

Giai đoạn tiến triển: Người bệnh sẽ xuất hiện các cơn khó thở. Trong cơn hen lồng ngực bệnh nhân căng ra, các cơ hô hấp phụ nổi rõ, có thể có tím ở đầu tay chân sau đó lan ra mặt và toàn thân. Nhịp thở chậm, tiếng thở rít kéo dài. Nghe phổi có nhiều ran rít và ran ngáy. Cơn khó thở dài hay ngắn tùy theo từng bệnh.

Giai đoạn lui bệnh: Sau vài phút hay vài giờ, cơn hen giảm dần, bệnh nhân ho khạc đờm rất khó khăn, đờm đặc quánh, có nhiều hạt nhỏ như hạt trai. Lúc này nghe phổi phát hiện được nhiều tiếng ran, khạc đờm

Khi thấy biểu hiện của bệnh hen phế quản, người bệnh cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Điều trị hen phế quản

Hen phế quản có thể được kiểm soát tốt nếu được điều trị đúng cách, theo dõi chặt chẽ, dùng thuốc dự phòng đều đặn và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Do đó, người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Hô hấp và phải tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

Người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Hô hấp để điều trị kịp thời, hiệu quả

Người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Hô hấp để điều trị kịp thời, hiệu quả

Bên cạnh đó, người bệnh hen phế quản cần phải có chế độ sinh hoạt khoa học, tránh tiếp xúc với các yếu tố gây kịch phát cơn hen hoặc làm bệnh nặng lên như khói thuốc lá, lông vật nuôi, khói bụi, thay đổi thời tiết, thực phẩm...

Người bệnh hen phế quản cần chú ý giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa, đeo khẩu trang khi ra đường để tránh hít phải bụi bẩn, ô nhiễm. Phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Thường xuyên vận động thể dục thể thao nhằm tăng cường sức khỏe...

Ngoài ra, người bệnh cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ nhằm điều chỉnh phác đồ chữa bệnh phù hợp.


Dấu hiệu lao kháng thuốc

Mắc bệnh lao kháng thuốc nguy hiểm hơn bị bệnh lao thông thường bởi vi khuẩn không chỉ kháng một mà nhiều loại thuốc chống lao, làm tăng nguy cơ tử vong. Chính vì thế, việc phát hiện sớm các dấu hiệu lao kháng thuốc sẽ giúp người bệnh xử trí kịp thời.

Lao kháng thuốc là gì?

Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh lao mà điều trị không hiệu quả, dù đang uống thuốc lao mà vẫn mệt, vẫn ho nhiều, vẫn sốt, hoặc vừa ngừng thuốc lại thấy xuất hiện bệnh lao trở lại…thì có thể bạn đã bị lao kháng thuốc.

Dùng thuốc điều trị lao không hiệu quả hoặc bệnh tái phát ngay khi ngừng thuốc thì có thể bạn đã bị lao kháng thuốc

Dùng thuốc điều trị lao không hiệu quả hoặc bệnh tái phát ngay khi ngừng thuốc thì có thể bạn đã bị lao kháng thuốc

Mắc bệnh lao đã nguy hiểm, thì mắc lao kháng thuốc mức độ nguy hiểm còn tăng gấp nhiều lần. Bệnh nguy hiểm ở chỗ vi khuẩn không chỉ kháng một mà nhiều loại thuốc chống lao, khiến nguy cơ tử vong cao. Theo thống kê, cứ 100 người mắc bệnh lao thì có khoảng 30 người bị lao kháng thuốc.

Dấu hiệu lao kháng thuốc

- Lâm sàng: Mặc dù đang điều trị nhưng sốt ho khạc đờm không cải thiện hoặc thuyên giảm một thời gian sau đó trở lại và tăng hơn.

- Cận lâm sàng:

Xquang phổi: Tổn thương không thay đổi, xuất hiện tổn thương mới, đặc biệt cũng có trường hợp tổn thương cải thiện sau đó mới xuất hiện tổn thương mới.

Khi bị lao kháng thuốc, người bệnh cần làm các xét nghiệm cụ thể để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh

Khi bị lao kháng thuốc, người bệnh cần làm các xét nghiệm cụ thể để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh

Soi kính thấy vi khuẩn lao dương tính liên tục, âm hóa một thời gian rồi lại dương tính hoặc âm tính, dương tính xen kẽ.

Để xác định bệnh lao kháng thuốc phải nuôi cấy vi khuẩn lao, làm kháng sinh đồ.

Lao kháng thuốc rất nguy hiểm và có thể gây nguy cơ tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì thế người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa Hô hấp khi có dấu hiệu lao kháng thuốc.

Cách phòng lao kháng thuốc

Để phòng bệnh lao kháng thuốc, không có gì khác là người bệnh phải tuân thủ đủ liều lượng, đúng loại thuốc mà bác sĩ chỉ định. Khi gặp tác dụng không mong muốn không được tự ngừng thuốc mà phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Bệnh lao hầu như chỉ lây lan qua đường hô hấp. Như vậy, chỉ những bệnh nhân bị lao phổi mới có khả năng phát tán vi trùng lao và lây lan bệnh cho người khác. Những bệnh nhân không bị lao ở phổi, mà bị lao ở các cơ quan khác (lao hạch, lao ổ bụng, lao màng não…) thì hầu như không lây lan bệnh lao cho người khác.

Tùy vào mức độ bệnh cụ thể, bác sĩ chuyên khoa Hô hấp sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp (ảnh minh họa)

Tùy vào mức độ bệnh cụ thể, bác sĩ chuyên khoa Hô hấp sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp (ảnh minh họa)

Những bệnh nhân bị lao phổi kháng thuốc cần hiểu rằng, họ sẽ là nguồn lây lan bệnh lao kháng thuốc cho những người khác khi họ chưa được điều trị, hay khi họ bỏ điều trị lao kháng thuốc.

Nếu bạn có người thân bị lao kháng thuốc, bạn cần động viên người thân của mình tuân thủ đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Những người có tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân lao phổi kháng thuốc, hay là có tiếp xúc với những bệnh nhân lao phổi nói chung, thì nên được khám kiểm tra để tầm soát bệnh lao.


Cặp song sinh gái trước và sau khi mổ tách

Sinh ra với phần bụng dính liền, cuộc đời Maria Clara và Maria Eduarda Santana (Brazil) thay đổi hoàn toàn sau ca mổ tách thành công mới đây.

cap-song-sinh-gai-truoc-va-sau-khi-mo-tach

Maria Clara và Maria Eduarda Santana sinh ra không giống những bé gái khác. Các em ra đời với phần bụng dính liền và có cùng một lá gan.

cap-song-sinh-gai-truoc-va-sau-khi-mo-tach2

Theo GoodHouseKeeping, tỷ lệ song sinh dính liền rất thấp, chỉ khoảng một trên 200.000 trường hợp.

cap-song-sinh-gai-truoc-va-sau-khi-mo-tach3

40-60% trường hợp sinh đôi dính liền chết lưu, 35% sống được duy nhất một ngày. Phẫu thật chia tách không phải lúc nào cũng là lựa chọn an toàn.

cap-song-sinh-gai-truoc-va-sau-khi-mo-tach4

Điều đó nghĩa Maria Clara và Maria Eduarda đối mặt với hàng loạt nguy cơ.

cap-song-sinh-gai-truoc-va-sau-khi-mo-tach5

Bố mẹ của hai chị em là Caique Santana và Denise Borges dù nghèo khổ vẫn quyết tìm cách trả lại cuộc đời bình thường cho các con.

cap-song-sinh-gai-truoc-va-sau-khi-mo-tach6

Lên 5 tháng tuổi, cặp song sinh được phẫu thuật chia tách. Ca mổ diễn ra tại Bệnh viện Hospital Materno Infantil kéo dài 6 tiếng đồng hồ do ê kíp 15 chuyên gia y tế thực hiện đã kết thúc thành công.

cap-song-sinh-gai-truoc-va-sau-khi-mo-tach7

Quá trình mổ tách và hồi phục của Maria Clara cùng Maria Eduarda được nhiếp ảnh gia Mateus Andre ghi lại. Sau khi nghe tin về cặp song sinh trên tivi, anh đã vượt qua 260 km bằng phương tiện công cộng để đến gặp và chụp ảnh hai bé.

cap-song-sinh-gai-truoc-va-sau-khi-mo-tach8

"Tôi đã nhìn thấy những bé gái xinh đẹp", Andre chia sẻ.

cap-song-sinh-gai-truoc-va-sau-khi-mo-tach9

Cặp song sinh dính liền sau khi phẫu thuật.

Theo Vnexpress